(Tổ Quốc) - Giới quan sát hoài nghi khả năng Thổ Nhĩ Kỳ có thể ngăn Nga và quân đội chính phủ Syria tạo ra cú đánh cuối cùng tại Idlib.
Trận đánh cuối cùng
Sau 7 năm nội chiến, tỉnh giáp biên giới Thổ Nhĩ Kỳ này đã trở thành chốt cuối cùng của quân nổi dậy và là nơi trú ngụ của khoảng 2 triệu người vô gia cư, trong đó có các nhà hoạt động và nhân viên cứu trợ.
Ảnh minh họa. Nguồn: Reuters/AP |
Tổng thống Syria Bashar al-Assad đã tập hợp quân đội và các lực lượng đồng minh trên tuyến tây bắc vào ngày 4/9. Máy bay Nga cũng tham gia hỗ trợ quân đội chính phủ tại đây. Theo Reuters, đây được xem như "mồi nhử" cho một cuộc tấn công có thể diễn ra vào bất kỳ lúc nào.
Theo reuters, định mệnh của cuộc tấn công quanh Idlib có xảy ra hay không sẽ phải chờ đợi sau thượng đỉnh tại Tehran giữa Iran, Nga và Thổ Nhĩ Kỳ.
“Chúng tôi nhận ra mức độ nguy hiểm và thương vong lớn nếu cuộc tấn công diễn ra. Đó có thể là tang thương. Trận chiến sắp tới có xảy ra hay không”, ông Mustafa Sejari, chỉ huy quân đội Syria Tự do (FSA) cho biết đồng thời nói rằng đang chuẩn bị cho cuộc tấn công.
Được hỗ trợ từ không quân Nga, chính quyền Tổng thống Assad trong những năm gần đây đã từng bước lấy lại khu vực do lực lượng nổi dậy kiểm soát.
Lực lượng nổi dậy do Thổ Nhĩ Kỳ hỗ trợ cũng nắm giữ một vùng lân cận dọc biên giới giữa hai quốc gia. Ankara cũng giúp lực lượng này xây dựng một chính quyền địa phương.
Lực lượng nổi dậy cho biết, họ không có lựa chọn nào khác nhưng cuộc tấn công sẽ là tín hiệu cho hồi kết chiến tranh dai dẳng suốt thời gian qua.
“Chúng ta hoặc chết ở đây hoặc phải đối diện với cuộc chiến cho đến khi giành chiến thắng và ở lại”, ông Mohammad Rasheed đứng đầu lực lượng nổi dậy khác ở Syria cho biết.
ldib - giáp với Thổ Nhĩ Kỳ là nơi có gần ba triệu người, một nửa trong số đó là lực lượng đối lập và dân thường di chuyển đến đây sau khi lực lượng chính phủ Syria tái chiếm các khu vực họ từng sinh sống trước đó.
Một chiến dịch quân sự lớn ở Idlib dự kiến sẽ dấy lên một cơn ác mộng nhân đạo do không còn vùng đất nào mà phe đối lập có thể sơ tán tới nữa.
Tuần trước, Reuters dẫn một nguồn tin thân cận với Damascus cho biết, chính phủ Syria đang chuẩn bị cho một chiến dịch tấn công theo từng giai đoạn để tái giành quyền kiểm soát tỉnh Idlib – một trong những thành trì cuối cùng của lực lượng đối lập tại Syria. Tuy nhiên, Thổ Nhĩ Kỳ -đã triển khai lực lượng tại nhiều đồn quan sát xung quanh khu vực của phe nổi dậy, cảnh báo phản đối một cuộc tấn công của chính quyền Syria nhằm vào nơi này.
Cam kết của Thổ Nhĩ Kỳ có nên chuyện?
Lực lượng thánh chiến jihad ở Idlib thực tế là nhóm khủng bố Tahrir al-Sham. Các lực lượng nổi dậy từ nhóm Tahrir al-Sham và FSA cho biết, họ quyết đối mặt với chính quyền Tổng thống Assad.
“Quân đội Syria Tự do (FSA) quyết tâm đào tạo tân binh gửi ra tiền tuyến”, ông Rasheed nói.
Phía Nga cho rằng, không có lựa chọn phía Tây Bắc Syria nhưng quyết tâm sẽ nhổ tận gốc nhóm thánh chiến Mặt trận Al-Nusra. Moscow cho rằng đây là “ổ của khủng bố” và quyết tâm xóa sạch dấu vết.
Cùng với Liên Hợp Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ cũng xác định lực lượng Tahrir al-Sham giống như nhóm khủng bố. Tuy nhiên, Ankara cho rằng, bất kỳ hành động nào cũng nên phân biệt giữa lực lượng này với dân thường. Cuộc tấn công có thể gây nên thảm họa và ảnh hưởng đáng sợ đến người dân vô tội.
Vào năm ngoái, Thổ Nhĩ Kỳ cùng với Nga và Iran đã có các thảo luận đưa Idlib trở thành khu vực giảm leo thang nhằm hạn chế xung đột tại đây đồng thời thiết lập các đồn giám sát dọc theo tiền tuyến.
Giới quan sát cho rằng, cuộc đối thoại giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ về Idlib sẽ đưa ra cam kết không để xảy ra khả năng cuộc tấn công.
Giới quan sát cho rằng, Ankara sẽ duy trì vòng cung lãnh thổ dọc biên giới từ Afrin đến Jarablus.
“Sự hiện diện của Thổ Nhĩ Kỳ sẽ không cho phép bất kỳ kịch bản nào tương tự với Ghouta hay Deraa”, thủ lĩnh lực lượng nổi dậy Abdul Hakim al-Rahmoun cho biết.
Idlib và khu vực lân cận liên tục nhiều năm chịu đựng các cuộc không kích Syria với tổng số thương vong lên tới hàng nghìn dân thường.
Hơn một nửa trong số 3 triệu dân của khu vực mất nhà cửa và chạy trốn khỏi đạn dược.
Thổ Nhĩ Kỳ lo sợ một cuộc tấn công tiếp theo sẽ gây ra làn sóng mới tị nạn của Syria. Nga và Thổ Nhĩ Kỳ đang bất đồng về cách thức chấm dứt sự kiểm soát của phiến quân tại Idlib. Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan cảnh báo về hậu quả của một cuộc tấn công nhằm vào Idlib và bày tỏ hy vọng cuộc gặp 3 bên sẽ mang lại kết quả tích cực.
Tuy nhiên, một số phiến quân cho rằng, Nga có ý định sẽ sử dụng sự hiện diện của Tahrir al-Sham tại Idlib giống như một lý do để buộc Thổ Nhĩ Kỳ phải chấp thuận cuộc tấn công này./.