(Tổ Quốc) - Người dân Mỹ đã có cơ hội đánh giá lập trường của hai ứng viên Trump và Clinton trong cuộc tranh luận đầu tiên vào giờ vàng (21 giờ) ngày 21/9.
- 09.08.2016 Đại chiến kinh tế Trump – Clinton
- 11.08.2016 Trump – Clinton phơi bày “điểm nhạy cảm”
- 20.09.2016 Trump, Clinton chia rẽ trước cơ hội cuối
- 26.09.2016 Trump – Clinton: Ai “nắm được” Israel?
Cuộc tranh luận đầu tiên giữa hai ứng cử viên tranh cử Tổng thống Mỹ đã diễn ra ngày 26/9 gồm có 2 phần với 3 chủ đề, đó là: Hướng đi tương lai của nước Mỹ; Làm thế nào đạt thịnh vượng và Đảm bảo an ninh cho đất nước.
Ông Trump và bà Clinton tại phiên tranh luận ngày 26/9. (Nguồn: NY Times) |
Tham gia cuộc đối đầu có thể sẽ thay đổi cuộc đua chặt chẽ hướng tới cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ ngày 8/11, bà Clinton xuất hiện trong bộ quần áo màu đỏ trong khi ông Trump mặc vest đen và cà vạt màu xanh Bà Clinton gọi Trump là ông Donald. Còn ông Trump gọi đối thủ của mình là Ngoại trưởng Clinton trong phần lớn thời gian tranh luận trước khi chuyển sang gọi tên trực tiếp của bà Hillary.Lập trường bất đồng của hai ứng viên đi từ các vấn đề đối nội như chính sách thương mại, khủng bố, việc làm, vấn đề thuế của ông Trump tới các vấn đề đối ngoại như hạt nhân Iran, thỏa thuận kinh tế với các nước châu Á (TPP).
Đối nội quyết liệt lên sàn đấu
Ông Trump cho biết bà Clinton đã thất bại trong việc cung cấp dịch vụ công, chỉ trích “kinh nghiệm tồi tệ” của bà Clinton trên cương vị Ngoại trưởng Mỹ chỉ đạt được ít kết quả.
Còn ứng viên đại diện đảng Dân chủ Hillary Clinton cáo buộc ứng viên đại diện đảng Cộng hòa Donald Trump phân biệt chủng tộc, phân biệt giới tính và trốn thuế.
Theo The Guardian, bà Clinton đã có biểu hiện tuyệt vời khi đưa ra nhiều vấn đề chính sách như chiến tranh mạng, chính sách công … những vấn đề mà ông Trump không thể “chạm vào”.
Một trong những giây phút nóng nhất của cuộc “khẩu chiến” là khi hai ứng cử viên công kích lẫn nhau về những tranh cãi ông Trump đã dấy lên trong nhiều năm qua về việc Tổng thống Barack Obama có sinh ra tại Hoa Kỳ hay không.
Trước đó, ông Obama, người sinh ra ở Hawaii, đã công khai giấy khai sinh chi tiết trong năm 2011 nhằm chấm dứt tranh cãi xung quanh vấn đề này. Và trong tháng này, ông Trump một lần nữa đã công khai nói rằng ông tin rằng ông Obama được sinh ra tại Hoa Kỳ.
"Ông ấy (Trump) đã thực sự bắt đầu hoạt động chính trị dựa trên lời nói dối về phân biệt chủng tộc rằng Tổng thống da đen đầu tiên của chúng ta không phải là một công dân Mỹ. Ông ta hoàn toàn không có bằng chứng về điều này. Tuy nhiên, ông ta vẫn kiên trì sau năm năm," bà Clinton nói.
Còn ông Trump nói rằng, "Không ai nhấn mạnh đến vấn đề này, không ai quan tâm nhiều đến nó ... Tôi là người duy nhất đã buộc ông ấy đưa ra giấy khai sinh và tôi nghĩ rằng tôi đã làm một công việc tốt".
Vào những phút cuối của cuộc tranh luận, Trump nói Clinton không đủ sức chịu đựng để trở thành tổng thống. "Bà ấy không có tầm nhìn, bà ấy không có sức chịu đựng," ông nói.
Trích dẫn hồ sơ làm việc của bà, bà Clinton đã vặn lại: "Ngay sau khi ông đi đến 112 quốc gia và thương lượng một thỏa thuận hòa bình, một lệnh ngừng bắn, việc thả các nhà bất đồng chính kiến ... hoặc thậm chí dành 11 giờ làm chứng trước Ủy ban Quốc hội, ông mới có thể nói chuyện với tôi về sức chịu đựng. "
Bà Clinton cũng lên án chính sách thuế của ông Trump, trong khi ông Trump cho rằng bà Clinton “chỉ nói mà không làm”. Clinton bày tỏ quan ngại về việc Trump không công khai tờ khai thuế thu nhập và rằng liệu ông ấy có giàu có và thường xuyên từ thiện như ông đã nói.
Chia rẽ về đối ngoại
Ông Trump lên án bà Clinton về thỏa thuận TPP là một sự dối trá, và rằng khi được bầu làm Tổng thống, bà sẽ chấp thuận một thỏa thuận thương mại gây tranh cãi với các nước châu Á bất chấp sự phản đối hiện nay khi đang là ứng cử viên.
"Bà đã hoàn toàn ủng hộ thỏa thuận này, sau khi nghe những gì tôi nó về những mặt bất ổn, bà đã thay đổi quan điểm". Bà Clinton bác bỏ những lời chỉ trích. "Tôi biết ông tin vào thực tế của riêng ông, nhưng đó không phải là sự thật".
Dẫn chương trình Lester Holt đã phải vật lộn để kiềm chế các ứng cử viên, khi cuộc thảo luận về chính sách thương mại đột nhiên chuyển sang cuộc chiến chống lại Nhà nước Hồi giáo khi Trump cáo buộc Clinton chuyển thông tin cho đối phương bằng cách tiết lộ trên trang web của mình về cách thức đánh bại nhóm này. Bà Clinton nói rằng không giống như Trump, bà ít nhất đã có một kế hoạch chống lại nhóm chiến binh Hồi giáo.
Bà Clinton cũng tấn công ông Trump về sự ca ngợi Tổng thống Nga Vladimir Putin và đề xuất ông ta "tìm kiếm" các email của bà.
"Tôi bị sốc khi Donald công khai mời ông Putin dùng tin tặc tấn công người Mỹ. Đó là điều không thể chấp nhận được... Donald không xứng đáng với vị trí lãnh đạo."
Ve vãn cử tri
Đối với Trump, 70 tuổi, cuộc tranh luận là một cơ hội xuất hiện trong khuôn khổ chính trị trong khi đối với bà Clinton, 68 tuổi, là một cơ hội để trấn an cử tri rằng bà đáng được tin cậy.
Khối cử tri người Mỹ gốc Phi ủng hộ mạnh mẽ Clinton, nhưng ông Trump, trong những tuần gần đây đã cho biết ông tin rằng chương trình nghị sự chính sách của ông sẽ có lợi cho họ và nói rằng các chính sách của Obama và Clinton đã thất bại trong việc giúp người Mỹ da đen.
Trong một dấu hiệu cho thấy các nhà đầu tư đang nhận định bà Clinton sẽ là người chiến thắng, cổ phiếu châu Á tăng lên để bù lại sự sụt giảm đầu ngày 27/9 trong khi đồng USD vượt lên so với đồng yên.Theo Reuters, thị trường đã có xu hướng xem Clinton là ứng cử viên có nhiều khả năng thắng lợi.
Các cuộc thăm dò cho thấy tỉ lệ ủng hộ hai ứng cử viên trong cuộc đua rất sít sao. Cuộc thăm dò của Reuters / Ipsos cho thấy Clinton dẫn trước 4%, với 41% cử tri ủng hộ. Trước đó, khảo sát của Reuters / Ipsos ngày 26/9 cũng cho thấy một nửa số cử tri Mỹ sẽ dựa vào các cuộc tranh luận để giúp họ đưa ra sự lựa chọn.
(Theo các báo nước ngoài)