• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Trung Đông hào hứng làn gió đột phá Trump

Thế giới 18/05/2017 20:09

(Tổ Quốc) -Vùng Vịnh đang đề nghị giảm căng thẳng với Israel nếu họ thực hiện các bước đi khởi động lại tiến trình hoà bình với Palestine.

Phần lớn các quốc gia vùng Vịnh đã đề nghị giảm căng thẳng trong quan hệ với Israel nếu họ thực hiện các bước đi nghiêm túc để khởi động lại tiến trình hoà bình đang bị đình trệ với người Palestine.

Tờ Wall Street Journal (WSJ) gần đây đã đăng tải thông tin rằng nhiều quốc gia vùng Vịnh đang chuẩn bị thiết lập "đường dây liên lạc viễn thông" giữa các quốc gia trong vùng Vịnh với Israel, tham gia vào các cuộc đàm phán thương mại mới và cho phép các máy bay của Israel bay qua không phận của họ.

Để ngỏ tín hiệu hòa bình

Những nội dung trên nằm trong văn bản một cuộc thảo luận không được chia sẻ giữa các quốc gia Arap mà tờ WSJ đã tiếp cận được.

Các quốc gia vùng Vịnh cũng đang hứa hẹn nhiều ưu đãi cho Israel, chẳng hạn như cấp thị thực cho các đội thể thao Israel và các đoàn thương mại tham dự các sự kiện ở các quốc gia Ả Rập. Dư luận tin rằng những biện pháp này không chỉ giúp bình thường hóa quan hệ của Israel với các nước láng giềng Ả Rập cũng như có thể thúc đẩy sự hòa nhập về văn hoá và ngoại giao với Israel như một phần của Trung Đông.

Trung Đông kì vọng gì vào chuyến thăm sắp tới của Trump. (Nguồn: AFP)

Còn động thái đền đáp sẽ là Israel cần chấm dứt ngay việc sáp nhập bất hợp pháp các vùng đất của người Palestine, mở rộng các khu định cư ở "một số khu vực" của khu vực bờ Tây, cũng như dỡ bỏ các biện pháp hạn chế về thương mại và an ninh tại khu vực tranh chấp tại gải Gaza.

Israel đang duy trì lệnh phong tỏa dải Gaza với mục đích ngăn cản Hamas nhập khẩu vũ khí từ các lực lượng bảo trợ - được cho là từ phía Iran.

Ngoài ra, đang có nhiều thông tin cho rằng, trong khi các quan chức Arap chưa tiên đoán được tính khả thi của triển vọng tồn tại hòa bình giữa Israel và Palestine, họ tin rằng những  cành ô liu của họ có thể khuyến khích Israel thực hiện các bước đi hướng tới mục tiêu trên.

Trong cuộc họp báo hồi tháng 2 với Tổng thống Trump, ông Netnayahu nói rằng ông muốn khởi động nỗ lực toàn khu vực để đạt được một giải pháp với người Palestine đồng thời bắt tay với các cường quốc khu vực như Saudi Arabia để xóa tan điều vùng Vịnh và Israel cho là sự gia tăng ảnh hưởng nguy hiểm trong khu vực của Iran.

Israel và các nước vùng Vịnh đã bí mật tăng cường chia sẻ tình báo, đặc biệt là tập trung vào các hoạt động vận chuyển vũ khí của Iran cho các lực lượng thân cận chiến đấu ở Yemen và Syria, theo các quan chức an ninh Mỹ, Châu Âu và Trung Đông.

Các quan chức Israel cũng đã thực hiện một số chuyến đi bí mật tới vùng Vịnh, đặc biệt là tới UAE, mặc dù hai bên không có quan hệ ngoại giao chính thức.

Mối quan ngại chung về Iran, cũng như chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan đang được IS lan rộng là nền tảng để giảm bớt sự tách biệt giữa Israel và các quốc gia vùng Vịnh.

Đã có nhiều thông tin dẫn lời một quan chức cao cấp Arập tham gia vào các cuộc thảo luận nói rằng "chúng ta không còn nhìn nhận Israel như một kẻ thù, mà là một cơ hội tiềm năng." Bộ trưởng Năng lượng Israel Yuval Steinitz cũng từng được trích dẫn một câu nói liên quan đến quan hệ với các nước vùng Vịnh rằng "(mối quan hệ trên) gần như là một cuộc cách mạng ở Trung Đông".

Thiện chí nhưng còn nghi ngại

Đề nghị này được đưa ra khi chỉ còn một tuần nữa ông Donald Trump dự kiến sẽ bắt đầu chuyến thăm đầu tiên của ông ở nước ngoài với tư cách là Tổng thống Mỹ. Những điểm dừng chân đầu tiên trong chuyến công du của ông là Saudi Arabia và Israel.

Cũng theo WSJ, đề xuất trên là nhằm chứng minh cam kết của chính quyền vùng Vịnh đối với chính sách đối ngoại của Trump – người đã từng nhấn mạnh mong muốn làm việc với các nước Arap để hướng tới thỏa thuận hòa bình Trung Đông.

Trong chuyến đi Trung Đông sẽ diễn ra trong 10 ngày tới, Tổng thống Trump dự kiến sẽ đưa ra chiến lược về hòa bình giữa người Israel và người Palestine. Hiện tại, các nhà bình luận vẫn chưa đoán định được điều gì có thể xảy ra khi trước đó ông Trump nói rằng sẽ không còn kiên trì với giải pháp hai nhà nước nữa, tuy nhiên, gần đây lại bày tỏ sự ủng hộ của ông đối với "quyết tâm tự trị của người Palestine".

Được biết, hai trong số các quốc gia vùng Vịnh hàng đầu, Saudi Arabia và Các tiểu vương quốc Arập thống nhất (UAE), cũng đã nói với chính quyền Trump và Israel rằng họ sẵn sàng thông qua kế hoạch trên. Tuy nhiên, Văn phòng của Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu vẫn chưa phản hồi.

Dù vậy, vẫn còn nhiều nghi ngại về triển vọng đột phá quan hệ với Israel từ lập trường của một số nhà lãnh đạo Ả Rập. Một số người hoài nghi về cam kết của Netanyahu đối với tiến trình hòa bình, một phần được dấy lên gần đây từ lời kêu gọi trong đảng Likud của ông Netanyahu về việc Mỹ nên di chuyển sứ quán của mình từ Tel Aviv đến Jerusalem. Điều này sẽ được xem như sự kiên cố hóa tuyên bố của Israel về Jerusalem như là thủ đô không thể chia rẽ của nước này, điều thế giới Ảrập kiên quyết phản đối.

Trong khi đó Saudi Arabia UAE và Qatar đã trở thành những bên ủng hộ tài chính cho chính quyền Palestine kể từ khi thành lập vào những năm 1990. Qatar, trong khi đó cũng đã cho phép Hamas – lực lượng được cho là thân cận của Iran thành lập một trụ sở tại Doha.

Sau những diễn biến trên, dư luận chưa rõ rằng liệu ông Trump có mang tới một làn gió mới đột phá vấn đề căng thẳng nhất trong lịch sử Trung Đông nhiều năm qua.

An Bình

NỔI BẬT TRANG CHỦ