• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Trung Quốc và an ninh vùng Vịnh: Đáng chú ý về sự vắng mặt?

Thế giới 11/05/2020 10:56

(Tổ Quốc) - Các quốc gia từ châu Âu đến Đông Á đang tiến hành tuần tra để đảm bảo các tuyến vận chuyển an toàn qua vùng Vịnh. Tại sao Trung Quốc không tham gia?

Khi Trung Quốc bỏ qua cơ hội gia nhập cùng Hoa Kỳ và các đối tác khác khi tiến hành tuần tra bảo vệ các tàu chở dầu của họ ở Vịnh Ba Tư và Eo biển Hormuz năm ngoái, bất chấp sự phụ thuộc lớn của Bắc Kinh vào dầu mỏ Trung Đông, thì nước này đã cho thấy sự tự tin của mình rằng họ không có gì cần phải bảo vệ tại nơi mà đối với những người khác là vùng biển đầy lo ngại.

Phụ thuộc lớn vào năng lượng Trung Đông

Kể từ tháng Năm năm ngoái, Iran đã bị Mỹ và phương Tây chỉ trích và coi là thủ phạm của một số vụ tấn công vào vận chuyển dầu ở vùng Vịnh và vùng biển gần đó – điều Tehran hoàn toàn bác bỏ. Nhưng những cuộc tấn công này chủ yếu nhắm vào các tài sản của Mỹ, Anh và Saudi.

Trung Quốc và an ninh vùng Vịnh: Đáng chú ý về sự vắng mặt? - Ảnh 1.

Tuyến đường biển Hormuz là 1 nút giao chiến lược của năng lượng toàn cầu. Ảnh: Statista.

Nếu việc vận chuyển dầu ra khỏi vùng Vịnh bị gián đoạn do xung đột vũ trang, Trung Quốc, mặc dù rất dễ bị tổn thương, dường như cảm thấy rằng các cam kết lâu dài của nước này với Iran, bao gồm khoản cam kết đầu tư 400 tỷ USD cho ngành dầu khí của Iran, là tấm áo giáp của họ trước bất kỳ hành vi căng thẳng nào, nếu có sự liên quan đến Iran.

Tạp chí Fortune đã đưa tin vào tháng 1 năm nay rằng 13,6 triệu thùng dầu mỗi ngày được vận chuyển ra khỏi Vịnh Ba Tư và đi qua Eo biển Hormuz để tới các tuyến đường đi trải khắp toàn cầu.

Trong số 13,6 triệu thùng hàng ngày đi qua Hormuz, 3,5 triệu thùng, tương đương gần 26%, đến Trung Quốc, theo báo cáo của Fortune.

Đối với Trung Quốc, 3,5 triệu thùng mỗi ngày chiếm hơn 38% tổng lượng dầu nhập khẩu hàng ngày của nước này. Tạp chí Fortune đã trích dẫn một báo cáo của Wood Mackenzie dự kiến rằng Trung Quốc sẽ nhập khẩu 9,1 triệu thùng mỗi ngày trong năm 2020.

Một thống kê cuối cùng để suy ngẫm là Trung Quốc hiện là nhà nhập khẩu dầu lớn nhất thế giới, phụ thuộc nhiều vào nguồn cung ở nước ngoài, với khoảng 75% lượng dầu thô. Vì vậy, con số 38% lượng dầu của họ đi qua eo biển Hormuz là một vấn đề lớn.

Do đó, dựa trên những số liệu thống kê này, có thể dự đoán rằng Trung Quốc cần quan tâm tới việc đảm bảo rằng không chỉ các nguồn cung cấp dầu của riêng họ, mà cả các quốc gia khác, cũng được bảo vệ khỏi các mối đe dọa leo thang đối với tàu chở dầu ở vùng Vịnh, Hormuz và Vịnh Oman. Ngay cả khi các tàu Trung Quốc không bị Iran nhắm vào vì mối quan hệ ấm cúng giữa hai quốc gia, một cuộc xung đột từ bên thứ ba có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình vận chuyển của tất cả mọi người.

Trên thực tế, hai liên minh của một số quốc gia đang tích cực tuần tra vùng biển eo biển Hormuz để đảm bảo an ninh cho các nguồn cung cấp dầu đi qua tuyến đường thủy này.

Pháp đang dẫn đầu một liên minh gồm tám thành viên là các nước EU, đã đi vào hoạt động đầy đủ vào tháng Hai năm nay. Hỗ trợ Pháp là Bỉ, Đan Mạch, Đức, Hy Lạp, Italy, Hà Lan và Bồ Đào Nha. Với cái tên Nhận thức về Hàng hải Châu Âu tại Eo biển Hormuz (EMASoH), mục tiêu của liên minh này, theo họ nói, là đảm bảo quyền tự do hàng hải trong Vịnh.

Sức mạnh quân sự của sáng kiến này, Chiến dịch Agenor, được đặt tại Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE), nơi Pháp cũng có một căn cứ. Pháp nói rằng nhiệm vụ của EMASoH là giảm căng thẳng và không nhằm vào bất kỳ quốc gia cụ thể nào – thông điệp được cho là để chứng tỏ họ không muốn nhằm vào Iran.

Tiềm ẩn sóng gió Trung Quốc - Iran

Liên minh thứ hai, dẫn đầu là Hoa Kỳ, bao gồm Australia, Bahrain, Israel, Ả Rập Saudi, UAE và Vương quốc Anh. Nhiệm vụ của nhóm này, được đặt tên là Chiến dịch Sentinel, là thúc đẩy sự ổn định hàng hải, đảm bảo việc đi lại an toàn và giảm căng thẳng ở vùng biển quốc tế trên Vịnh Ả Rập, Eo biển Hormuz, Eo biển Bab el-Mandeb (BAM) và Vịnh Oman.

Hầu hết các quốc gia thành viên của Chiến dịch Agenor đã cảnh giác với khuôn khổ an ninh do Mỹ dẫn đầu, lo ngại sẽ phá hỏng những nỗ lực cứu vãn thỏa thuận hạt nhân giữa họ với Iran, tờ The Defense Post đưa tin tháng 11 năm trước.

Nhật Bản và Hàn Quốc, hai người mua lớn và phụ thuộc nhiều vào dầu mỏ Vịnh Ba Tư, đang thực hiện các cuộc tuần tra độc lập để đảm bảo tự do hàng hải trong vùng Vịnh.

Và, trước sự ngạc nhiên của nhiều người, gần đây là vào mùa hè năm ngoái, Trung Quốc đã dự tính gia nhập liên minh do Mỹ đứng đầu. Ni Jian, đại sứ Trung Quốc tại UAE, cho biết vào ngày 6 tháng 8 năm 2019 rằng nếu có một tình huống rất không an toàn, chúng tôi sẽ xem xét việc cử hải quân của chúng tôi hộ tống các tàu thương mại của chúng tôi, theo Reuters. Đại sứ quán Trung Quốc tại Abu Dhabi tiếp tục bình luận, chúng tôi đang nghiên cứu đề xuất của Hoa Kỳ về các dàn xếp hộ tống vùng Vịnh.

Nhưng cuối cùng, Trung Quốc dường như không thay đổi ý định ban đầu, có thể là do 1 số lí do. Đầu tiên là Trung Quốc có thể không hoàn toàn tự tin về mối quan hệ với Iran. Bất chấp thỏa thuận hợp tác chiến lược toàn diện 25 năm được ký kết vào năm 2016, trong đó cam kết ngành dầu khí trị giá 400 tỷ USD đã được thêm vào, các số liệu cho thấy mối quan hệ thương mại giữa Trung Quốc và Iran đã thực sự xấu đi kể từ năm 2016. Xuất khẩu sang Iran hiện đã ổn định chỉ dưới 1 tỷ USD mỗi tháng, theo cây viết Jacopo Scita trên tờ Bourse & Bazaar. Quan hệ đối tác chiến lược, bao gồm các thỏa thuận nhằm thúc đẩy thương mại song phương lên 600 tỷ đô la trong vòng một thập kỷ, ông Scri viết.

Thứ hai, cam kết dầu trị giá 400 tỷ USD từ Trung Quốc có thể tự nó không đúng. Scita viết rằng các quan chức và lãnh đạo doanh nghiệp Iran đã nói rằng họ chưa từng nghe về nó và tin tức về sự tồn tại của nó là một trò đùa.

Hai lý do này kết hợp lại cho thấy tương lai của mối quan hệ Trung Quốc-Iran có thể gặp phải một số sóng gió, vì cả hai bên đều vật lộn với những lời hứa, mà có khả năng không thực hiện được.

An Bình

NỔI BẬT TRANG CHỦ