(Tổ Quốc) - Ông bị giết bởi một quả tên lửa từ máy bay không người lái của Mỹ, nhưng chẳng phải vô cớ mà kẻ thù xác định rõ và khóa được vị trí chính xác của vị tướng Iran này.
Sáng ngày 3/1 vừa qua, một cuộc không kích của Mỹ đã giết chết chỉ huy của "Lữ đoàn thành phố Hồi giáo" thuộc Quân đoàn Vệ binh Cách mạng Hồi giáo, Qasem Suleimani.
Vào thời điểm đó, quân đội Mỹ đã phái máy bay không người lái MQ-9 "Reaper", phóng hai cặp tên lửa AGM-114 "Hellfire" vào đoàn xe chở Suleimani và những người khác gần sân bay Baghdad. Hành động này có thể được tính là một nút thắt trong lịch sử chiến tranh, mang ý nghĩa như việc chuyển hóa từ vũ khí lạnh sang vũ khí nóng, nay là từ vũ khí nóng đến vũ khí thông minh. Thế giới chính thức bước vào một chế độ chiến tranh mới.
Hình ảnh một phương tiện bốc cháy được chia sẻ trên mạng xã hội sáng 3-1 khi nói về việc Mỹ không kích các mục tiêu ở sân bay quốc tế Bagdad, Iraq. Ảnh: REUTERS
Tuy nhiên, trước khi tiêu diệt mục tiêu thì phải tìm được mục tiêu. Sulaymani vừa là chỉ huy của "Lữ đoàn thành phố Hồi giáo" và cũng đồng thời là chỉ huy của Trung tâm Tình báo Iran. Ông rõ ràng có sự hiểu biết và thận trọng hơn những người bình thường, về các vấn đề như gián điệp, liên lạc và bảo mật. Nhưng tại sao ông vẫn bị theo dõi?
Đầu tiên là ý tưởng và hành động của Sulaymani là bán công khai. Ông cần đến Baghdad vào đầu tháng 1/2020 để chuẩn bị cho các cuộc tấn công tiếp theo vào quân đội Mỹ. Chính quyền Trump và các quốc gia đồng minh đã theo dõi mọi sự di chuyển của ông và họ phát hiện ra rằng, ông Suleymani đã đến thủ đô của Iraq từ Lebanon hoặc Syria.
Thứ hai, truyền thông Mỹ cho biết cuộc tấn công là sự kết hợp của thông tin bí mật cao, bao gồm người cung cấp thông tin, hệ thống đánh chặn điện tử, máy bay trinh sát và các công nghệ giám sát khác.
Tuy nhiên, một thông tin không được công khai là khả năng theo dõi và định vị điện thoại di động của quân đội Mỹ.
Suleimani được cho là sử dụng điện thoại Nokia đã nâng cấp bảo mật, nhưng phía Mỹ có thể đã vượt qua được hàng rào bảo vệ này.
Theo các báo cáo trước đó, để tránh tiết lộ các thông tin về bản thân, Suleimani đã sử dụng một chiếc điện thoại Nokia cũ mà không có bất kỳ ứng dụng nào được nhúng trong đó. Nó cũng được mã hóa bằng các công nghệ tiên tiến, để không thể bị theo dõi và nghe lén.
Tuy nhiên, theo tiết lộ trước đây của cựu nhân viên CIA Edward Snowden, người đã tiếp xúc với PRISM (hay dự án Lăng kính - lấy ý tưởng từ việc lăng kính được dùng trong các sợi cáp quang để truyền thông tin) của chính quyền Mỹ thì việc theo dõi vị trí chính xác của tướng Suleimani hoàn toàn nằm trong khả năng của công cụ giám sát này.
Nguyên tắc hoạt động của PRISM là bằng cách theo dõi thông tin của các công ty mạng viễn thông và các công ty Internet, hệ thống sẽ giám sát đối tượng thông qua mã nhận dạng của thiết bị di động, ở đây là chiếc Nokia của Sulaymani. Từ đó, xác định vị trí cụ thể của nó và phần việc còn lại là của những quả tên lửa.
Nó cũng phần nào cho thấy Mỹ có thể đã xâm nhập sâu các công ty viễn thông của Iran và kiểm soát hoàn toàn mạng lưới trạm gốc của các nhà mạng. Điều này cho phép nó có thể theo dõi bất cứ ai trong chính quyền Iran và những người có liên hệ quan trọng với Iran.
Ai cũng có thể bị theo dõi, thông qua những chiếc điện thoại, dù không phải smartphone.
Ngày nay, khi mà tất cả mọi người đều sở hữu điện thoại thông minh, ai cũng đều có thể được định vị và theo dõi một cách chính xác.
Miễn là bạn sở hữu và sử dụng điện thoại di động, chẳng hạn như duyệt web trực tuyến, mua sắm online, liên lạc... thì có hàng chục công ty đang kiểm soát và kiểm duyệt để ghi lại các hoạt động của từng cá nhân và nơi ở của họ, thông qua điện thoại di động. Việc này được thực hiện mọi lúc và các thông tin liên tục được gửi về một cơ sở dữ liệu khổng lồ.
Mặc dù các nhà cung cấp dịch vụ thông tin nói rằng những chiếc điện thoại ngày nay không có thông tin nhận dạng như tên hoặc địa chỉ email, nhưng rất dễ tìm thấy chủ sở hữu dựa trên các điểm nổi bật của một chiếc điện thoại. Và cho dù đó là thu thập thông tin điện thoại di động của tổng thống hoặc một cá nhân, các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông luôn có lý do để biện minh: Mọi người đã đồng ý để được theo dõi, các dữ liệu là ẩn danh và tất cả dữ liệu đều được bảo mật.
Tuy nhiên, các điều khoản về quyền riêng tư luôn mơ hồ, không được thông báo kỹ từng chi tiết. Nếu bạn không đồng ý với việc bị theo dõi, bạn thậm chí không thể sử dụng điện thoại hoặc ứng dụng. Và ngay cả khi người dùng không đồng ý với việc theo dõi, vẫn có các biện pháp kỹ thuật khác được áp dụng để theo dõi người dùng. .
Đối với dữ liệu là ẩn danh và an toàn, chúng thậm chí còn mơ hồ hơn. Bởi vì ngày nay, công nghệ quảng cáo đã được sử dụng rộng rãi trên Internet. Khi bạn truy cập một tên miền (trang web) nhất định, dữ liệu bảo mật có liên quan mật thiết đến bạn sẽ được phổ biến ngay lập tức tới hàng chục hoặc thậm chí hàng trăm nhà quảng cáo. Và những nhà quảng cáo này sẽ một lần nữa truyền thông tin dữ liệu họ có được cho hàng ngàn nhà quảng cáo khác. Tất cả để phục vụ mục đích duy nhất là chào mời bạn mua một thứ gì đó. Chẳng phải ngẫu nhiên mà tất cả các quảng cáo đều có mối liên kết nào đó với nhau.
Trên thực tế, khi bạn duyệt trang web hoặc sử dụng phần mềm yêu thích trên điện thoại di động, tài khoản ID cá nhân của bạn đã cho các công ty dịch vụ biết mọi thứ bạn. Các công ty cũng có thể dựa trên thói quen về hành vi người dùng để tạo ra một chân dung về bạn, dù không cần biết bạn là ai, để sử dụng lâu dài. Đó là lý do tại sao có rất nhiều quảng cáo trên điện thoại của bạn.
Tham khảo QQ