• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Biển Đông: Ngăn Trung Quốc trên mọi mặt trận

Thế giới 24/09/2016 09:31

(Tổ Quốc) - "Trung Quốc dường như đang thử nghiệm các cơ hội mở rộng biên giới trên biển - đâu đang là điểm yếu để có thể khai thác".  

Trong khi thế giới đang tập trung chú ý vào chương trình hạt nhân của Triều Tiên, cuộc họp hội nghị thượng đỉnh G20 gần đây ở Trung Quốc đã tránh nhắc đến một mối đe dọa lớn và dài hạn đối với hòa bình và an ninh trong khu vực châu Á – sự hiện diện của Trung Quốc tại các khu vực biển tranh chấp.

Ngay trong tháng 9 - diễn ra hội nghị thượng đỉnh G20, Trung Quốc đã triển khai ít nhất 36 tàu, gồm của lực lượng bảo vệ bờ biển, hải giám, lực lượng thực thi pháp luật về nghề cá vào vùng biển tranh chấp với Nhật Bản xung quanh quần đảo Senkaku ở Biển Hoa Đông. Trong khi 200-300 tàu đánh cá khác cũng tiến vào vùng tiếp giáp lãnh hải Nhật Bản ở khu vực này.

Còn tại Biển Đông, gần đây một đội tàu hàng và tàu bảo vệ bờ biển của Trung Quốc đã hiện diện tại bãi cạn Scarborough của Philippines. Cũng trong tháng 9 này, Trung Quốc và Nga cũng đang tiến hành một cuộc tập trận kết hợp bao gồm cả chiếm giữ và phòng thủ hải đảo tại Biển Đông.

Tập trận chung Nga - Trung năm 2014 tại Biển Hoa Đông. (Nguồn: Reuters)



Lo ngại an ninh

Theo The Diplomat, việc Trung Quốc đẩy mạnh hoạt động quân sự này đã làm dấy lên lo ngại từ phía Tokyo và Manila rằng Trung Quốc đang xây dựng nền tảng để thay đổi hiện trạng, như chiếm giữ các thực thể hoặc ở mức tối thiểu, phong tỏa chúng.

Điều hai đồng minh của Mỹ đang tranh chấp là chủ quyền lãnh thổ – “tài sản” cao nhất trong quan hệ quốc tế. Còn sự đe dọa đối với Hoa Kỳ là ảnh hưởng của siêu cường này tại khu vực Đông Nam Á, nơi mà hầu hết tài nguyên và hầu hết sức mạnh quân sự của thế giới tập trung tại đây.

Cả Nhật Bản và Philippines đang dùng các biện pháp ngoại giao tích cực. Nhật Bản mạnh mẽ bày tỏ lập trường phản đối, yêu cầu Trung Quốc rút tàu khỏi vùng biển Nhật Bản và ngăn ngừa sự tái diễn của tình huống như vậy trong tương lai. Cựu Tổng thống Fidel Ramos của Philippines đã thăm Trung Quốc để đàm phán một thỏa thuận về các tranh chấp hàng hải.

Sự thiệt hại mà Trung Quốc gây ra đối với danh tiếng của nước này cũng như việc Bắc Kinh đang đẩy các quốc gia trong khu vực tiến tới hợp tác với Hoa Kỳ dường như không đủ để ngăn chặn người khổng lồ châu Á tiếp tục các hành vi mở rộng sự hiện diện quân sự. Vậy ba nước đồng minh trên nên làm gì?

Phát triển nền quốc phòng

Do không có liên quan trực tiếp tới các tranh chấp chủ quyền trong khu vực, Mỹ cần cho thấy sự can sự rõ ràng đối với quần đảo Senkaku và bãi cạn Scarborough. Do đó, sự gia tăng hiện diện của Trung Quốc tại lãnh thổ của bất kì nước nào (Nhật Bản và Philippines) sẽ thúc đẩy Mỹ thực hiện nghĩa vụ của một đồng minh. Washington đã thực hiện chính sách này rõ ràng trong trường hợp của quần đảo Senkaku, nhưng chưa rõ ràng đối với bãi cạn Scarborough.

Tuy nhiên, việc bảo vệ chủ quyền vẫn cần chính bản thân Nhật và Philippines chủ động – yếu tố tiên quyết của nền quốc phòng mỗi nước.

Hai nước cần tiếp tục tăng cường hoạt động quốc phòng. Chính phủ Nhật Bản gần đây đã đưa ra bản ngân sách quốc phòng kỷ lục 50 tỷ USD để tập trung nhiều vào phòng thủ đảo. Philippines có động thái chậm hơn, tuy nhiên gần đây cũng đã đề xuất con số ngân sách quốc phòng phá vỡ truyền thống của nước này với 2.9 tỷ USD, bao gồm đầu tư vào tàu khu trục, máy bay trinh sát, và radar để tăng cường khả năng giám sát và kiểm soát trên biển.

Trong bối cảnh này, những tuyên bố của Tổng thống Rodrigo Duterte, mặc dù không đại diện cho lập trường của đa số người dân Philippines, đang có nguy cơ phá hoại sự ủng hộ của Mỹ trong việc đối  phó với sức mạnh Trung Quốc.

Hợp tác 3 bên

Bên cạnh việc tăng cường sức mạnh quốc phòng và ngoại giao, Nhật Bản và Philippines phải xây dựng kế hoạch dự phòng đối với các thực thể tranh chấp này. Theo The Diplomat, thực tế sẽ không giống với hầu hết các bình luận quân sự và Trung Quốc sẽ không đạt được chiến thắng dễ dàng trong cuộc chiến thực sự khi giành quyền kiểm soát đối với các thực thể trên.

Và điều mà hai quốc gia này có thể làm để gửi những tín hiệu mạnh mẽ tới Trung Quốc là cho thấy sự hiện diện quân sự của mình trong vùng biển gần các thực thể tranh chấp. Mỹ cũng cần có kế hoạch hỗ trợ các phản ứng bất ngờ của Nhật Bản và Philippines như tham gia vào các cuộc diễn tập và hoàn thiện kế hoạch kết hợp.

Với các kế hoạch phòng thủ mạnh mẽ và kế hoạch dự phòng quân sự đầy thực tế, hiệu quả và được kết hợp tốt, Nhật Bản và Philippines có thể chống lại các hoạt động của Trung Quốc trong vùng biển của họ.

Tuy nhiên, ba nước không cần phải đáp trả tất cả các hành động của Trung Quốc, ngoại trừ một cuộc tấn công thực tế. Họ nên triển khai hoạt động của mình trong khu vực, tuy nhiên, cần theo một cách không thể đoán trước- đôi khi với số lượng lớn, đôi khi với số lượng nhỏ hơn số để phản bác nhận định rằng Trung Quốc đang kiểm soát quyền tiếp cận các thực thể này.

Một điều quan trọng nữa là các nước này nên tiếp tục hợp tác cùng nhau để đối phó với các hành động của Trung Quốc. Thông báo của Thủ tướng Shinzo Abe về việc Nhật Bản sẽ cung cấp cho Tổng thống Duterte hai tàu tuần tra bổ sung và cho mượn năm máy bay giám sát đã qua sử dụng để thể hiện sự đoàn kết ba bên và tăng cường khả năng hoạt động thực sự cho Philippines.

Mặt trận kinh tế

Cuối cùng, Hoa Kỳ, Nhật Bản và Philippines nên chuẩn bị một chiến lược kinh tế trong trường hợp Trung Quốc “tức giận”. Nền kinh tế của Trung Quốc lớn thứ 2 toàn cầu, và sẽ trả đũa các hành động trên với các biện pháp của riêng mình.

Tuy nhiên, bản chất phụ thuộc lẫn nhau của hoạt động thương mại khiến cho Trung Quốc cũng dễ bị tổn thương bởi các hành động của mình. Một loạt các biện pháp trừng phạt của cộng đồng quốc tế có thể được đưa ra khi Trung Quốc thực hiện chiếm giữ hoàn toàn quần đảo Senkaku và Scarborough sẽ là một làn gió ngược thổi vào nền kinh tế vốn đang nhiều bất ổn của Trung Quốc.

Mục tiêu cuối cùng ở cả hai vùng Biển Đông và Biển Hoa Đông là đạt được một loạt các thỏa thuận ngoại giao để giải quyết tranh chấp chủ quyền bằng đàm phán hơn là thông qua vũ lực hoặc hành động vùng xám (một phương thức quản lý các nguồn tài nguyên sinh vật biển trong khu vực tranh chấp, theo đó, phải có một sự kiểm tra, giám sát nghiêm ngặt mọi hoạt động đánh bắt cá trong khu vực đó).

Tuy nhiên, tiến trình ngoại giao này sẽ không xảy ra trừ khi các hành động quân sự tiềm năng và hiện tại của Trung Quốc được “trung hòa” bởi khả năng phòng thủ quân sự mạnh mẽ của các nước trong khu vực.

(Theo The Diplomat)

An Bình

NỔI BẬT TRANG CHỦ