• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Đâu là cách Mỹ đang tạo nên hố sâu chôn vùi căng thẳng với Iran?

Thế giới 24/06/2019 14:30

(Tổ Quốc) - Theo CNN, vụ bắn rơi máy bay quân sự Mỹ vào ngày 20/6 cho thấy rằng mâu thuẫn giữa Mỹ và Iran đang trở nên leo thang nghiêm trọng.

Khủng hoảng căng thẳng giữa Mỹ và Iran

Khủng hoảng căng thẳng này bắt đầu từ khi Tổng thống Mỹ Donald Trump quyết định rút khỏi thỏa thuận hạt nhân 2015 cách đây 1 năm. Cùng với đó là tiếp tục bồi thêm các trừng phạt cứng rắn vào nước này.

Đâu là cách Mỹ đang tạo nên hố sâu chôn vùi căng thẳng với Iran? - Ảnh 1.

Tổng thống Mỹ Donald Trump. Ảnh:CNN

Tuy nhiên, theo CNN, câu chuyện trở nên phức tạp hơn trong vài tuần qua là khi Tổng thống Trump gửi các thông điệp rắn về ý định của Mỹ trước các thách thức Iran có thể đối mặt.

Tuần trước, Tổng thống Trump cho biết ông muốn đàm phán với Iran nhưng đã bị từ chối. Tiếp theo, Tổng thống Trump đã viết tweet rằng, chiến tranh với Iran sẽ kết thúc chính thức cho Iran. Và sau khi máy bay không người lái của Mỹ bị bắn hạ hôm 20/6 thì Tổng thống Mỹ đã viết tweet rằng: "Iran đang mắc phải sai lầm rất lớn".

Vào ngày 20/6, Tổng thống Trump đã phê duyệt các cuộc tấn công nhằm đối phó với các mục tiêu Iran. Nhưng ngay sau đó, Tổng thống Mỹ đã trì hoãn cuộc tấn công.

Điều này đặt ra câu hỏi: "Bất kỳ ai cũng đặt ra câu hỏi những gì là điểm kết trong căng thẳng giữa Mỹ và Iran hiện tại?"

Chính quyền Iran đang phản ứng trước các động thái của Mỹ về chương trình hạt nhân và đưa ra các hành động có thể tại Trung Đông khiến Mỹ nhiều căng thẳng.

Giới quan sát cho rằng, Iran liên tục thúc đẩy các động thái khiêu khích tại Trung Đông theo nhiều cách. Điều đó buộc Mỹ phải có cách phản ứng và cũng là tín hiệu cho Mỹ tiếp tục các trừng phạt tiếp theo.

Cách đây một tuần, lực lượng Iran đã tấn công vào hai tàu chở dầu tại dải Hormuz giữa Oman và Iran. Tehran bác bỏ cáo buộc này.

Cũng trong tháng này, lực lượng nổi dậy ở Yemen có liên kết quân sự với tên lửa Iran đã phát động các cuộc tấn công tại sân bay Saudi Arabia khiến 26 người bị thương và gửi đi thông điệp rõ ràng rằng Iran có thể bồi thêm căng thẳng cho đồng minh thân thiết của chính quyền Tổng thống Trump – Thái tử Saudi Mohammed bin Salman.

Chính quyền Iran cũng hiểu rằng Tổng thống Trump đang hoàn toàn nhạy cảm với giá dầu và luôn có tín hiệu cao ngất trong bối cảnh căng thẳng gia tăng tại Trung Đông.

Giá dầu liên tục gia tăng kể từ vụ việc Iran bắn rơi máy bay không người lái của Mỹ.

Thỏa thuận Iran sụp đổ

Theo CNN< sau khi Tổng thống Trump rút khỏi thỏa thuận hạt nhân trong năm 2018 thì Mỹ tiếp tục áp thêm các trừng phạt mới vào kinh tế Iran.

Trong chiến dịch, Tổng thống Trump từng cho rằng thỏa thuận hạt nhân Iran được xem là thỏa thuận tồi nhất trong lịch sử.

Các nhà chỉ trích và Tổng thống Trump cho rằng, thỏa thuận hạt nhân 2015 không thể kiềm chế Iran tại Trung Đông từ Syria đến Yemen cũng như không thể chấm dứt chương trình tên lửa đạn đạo. Các điều khoản trong thỏa thuận cho thấy Iran vẫn có thể sản xuất ở một mức độ nhất định trong chương trình vũ khí hạt nhân sau khi ký kết thỏa thuận.Trong khi đó, chính quyền Iran đã có được nhiều lợi ích khi Mỹ và các đối tác khác, bao gồm Anh, Trung Quốc, Pháp, Đức và Nga duy trì trong thỏa thuận.

Điều chắc chắn, Cơ quan Năng lượng Nguyên tử quốc tế cũng cho biết, Iran vẫn tuân thủ thỏa thuận hạt nhân và không phát triển vũ khí hạt nhân.

Thỏa thuận hạt nhân tiếp tục ngăn cản Iran làm giàu urani cho đến năm 2030. Và các đồng minh châu Âu của Mỹ vẫn tiếp tục trong thỏa thuận hạt nhân.

Giới quan sát cho rằng, thỏa thuận chỉ ra rằng nếu Tổng thống Trump vẫn tiếp tục muốn đàm phán với Triều Tiên về chương trình vũ khí hạt nhân thì điều này sẽ là may mắn giống như thỏa thuận hạt nhân Iran 2015. Một Iran khiêu khích nhưng không có vũ khí hạt nhân vẫn còn có lợi hơn với căng thẳng Tehran thổi bùng các chương trình hạt nhân.

Vào ngày 3/10/2017, cựu Bộ trưởng Quốc phòng James Mattis đã tham gia phiên điều trần trước Ủy ban quân vụ Thượng viện Mỹ rằng Iran vẫn tuân thủ thỏa thuận. Khi Thượng Nghị sĩ độc lập hỏi ông Mattis liệu có tin tưởng rằng thỏa thuận hạt nhân nằm trong lợi ích an ninh quốc gia Mỹ hay không? Bộ trưởng Quốc phòng Mattis cho biết: "Điều đó là có".

Vai trò của Cố vấn an ninh quốc gia John Bolton

CNN trích dẫn, ông John Bolton từng là cố vấn an ninh quốc gia Mỹ vào đầu tháng 4/2018 và sau đó là kết thúc cho thỏa thuận hạt nhân Iran trong quyết định của Mỹ.

Khi Cố vấn an ninh quốc gia John Bolton đứng sau lưng Tổng thống Trump thì tuyên bố tại họp báo của Tổng thống Mỹ đã khẳng định: "Thỏa thuận hạt nhân Iran là điều tồi tệ nhất trong lịch sử".

Ngay sau khi rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran, chính quyền Tổng thống Trump đã liên tục áp các trừng phạt mới vào nước này trong khi các quốc gia còn lại vẫn duy trì thỏa thuận.

Chiến lược Iran của Tổng thống Trump dường như không có nhiều thay đổi, vẫn tiếp tục áp mạnh các trừng phạt làm suy yếu kinh tế nước này. Giới quan sát cho rằng đó có thể cũng là gợi ý của Cố vấn an ninh quốc gia John Bolton.

Từ kết quả gia tăng các căng thẳng tại Trung Đông, chính quyền Tổng thống Trump cũng đã đưa nhóm tàu sân bay vào khu vực hay triển khai toàn bộ 2500 quân lính tại Trung Đông.

Mỹ không nhượng bộ đối với các ảnh hưởng của châu Âu kể từ khi vướng vào các căng thẳng Iran cho dù một số thành viên trong thỏa thuận hạt nhân vẫn ủng hộ duy trì thỏa thuận hạt nhân 2015. Diễn biến căng thẳng giữa Mỹ và Iran vẫn tiếp tục.

Hồng Nhung

NỔI BẬT TRANG CHỦ