(Tổ Quốc) - Trong thế giới động vật, nhiều loài may mắn được tạo hoá ban tặng khả năng nghe thực sự vượt trội khiến chính con người cũng phải ghen tị.
- 27.11.2022 Những kỷ lục khó tin của các loài: Sinh vật dài nhất bị hiểu lầm tới từ hành tinh khác (Phần 2)
- 24.11.2022 6 loài động vật có tuổi thọ ngắn nhất thế giới: Có tới 2 "gương mặt' rất thân quen
- 22.11.2022 Loài tôm lạ tuy nhỏ bé nhưng tác động lớn tới khí hậu toàn cầu
- 17.11.2022 5 loài vật sở hữu khả năng mà con người mong muốn sở hữu: Tái sinh bộ phận cơ thể nhiều lần
1. Bướm Galleria Mellonella
Bướm đêm Galleria Mellonella được đánh giá là một loài sở hữu khả năng thính giác số một trong thế giới động vật. Theo nghiên cứu của đại học Leeds (Anh) thì bướm Galleria Mellonella có cặp tai nhạy gấp 150 lần tai người. Sở dĩ chúng có thính giác tuyệt vời như vậy là tránh bị các loài khác tấn công, đặc biệt là dơi.
Con người nghe được âm thanh trong tần số từ 2 đến 5 kHz. Trong khi đó, bướm đêm Galleria Mellonella có khả năng cảm nhận được tần sóng âm thanh đến 300 kHz. Đây là mức cao nhất từng được ghi nhận trong tự nhiên, chưa có loài vật nào khác trên thế giới có thể nghe được như vậy.
Galleria Mellonella là loài bướm đêm thuộc họ Pyralidae. Nó là loài duy nhất trong chi Galleria. Bướm Galleria Mellonella là loài du nhập ở Bắc Mỹ và Úc, nó được tìm thấy ở khắp thế giới, bao gồm châu Âu và cận Eurasia.
2. Voi
Voi chính là một loài minh chứng việc có đôi tai to đóng góp rất lớn trong việc phân chia sóng âm. Voi có tần số thính giác từ 16 herz đến 12 kiloherz – tức là tai của chúng nhạy hơn con người đến 20 lần. Thậm chí, chúng có thể nghe được âm thanh của các đám mây quần tụ với nhau trước khi trời đổ mưa.
Các nhà khoa học cho biết, voi có một tuyến thái dương bí ẩn nằm giữa mắt và tai của voi. Tuyến này giúp cho loài voi nói chuyện và liên lạc với nhau bằng sóng âm thanh tần số thấp 1 kHz (gần với giọng Soprano C). Tần số này nằm dưới phổ thính giác của con người. Hiện nay, tuyến thái dương này vẫn là một câu đố bí ẩn đối với các nhà nghiên cứu. Ngoài ra, voi còn nghe được bằng chân là bởi trên đó có các đầu mút thần kinh có thể cảm nhận được những rung động của mặt đất.
3. Cá trống
Cá trống (drum fish) là một loài cá có khả năng cảm nhận âm thanh bằng những bong bóng khí ở trong bụng của nó. Những bong bóng khí này sẽ lựa chọn các rung động khác nhau của âm thanh và lưu vào tai trong của cá trống qua một hệ thống xương ở tai giữa được gọi là "bộ lọc". Sau đó, các tế bào lông ở tai trong này cảm ứng lại với các chấn động âm và truyền thông tin đến não bộ. Nhờ vậy, cá trống có thể biết được âm thanh đó đến từ xa hay gần.
4. Chim bồ câu
Chim bồ câu có một thính giác vô cùng tuyệt vời. Chúng có thể phát hiện âm thanh ở tần số thấp hơn nhiều so với khả năng của con người, đó là khoảng 0,5 herz. Điều này giúp chúng phát hiện ra các cơn bão hay núi lửa phun từ khoảng cách rất xa.
Các nhà khoa học cho rằng, loại sóng hạ âm này có nguồn gốc từ đại dương và có thể bị khí quyển làm nhiễu, chim bồ câu dựa vào sóng hạ âm để định hướng. Ngoài ra, não bộ của bồ câu có thể nhớ được những âm thanh quen thuộc như tiếng các con vật, tiếng gió, tiếng sóng.
5. Mèo
Mặc dù mèo dường như thường chẳng nghe thấy lời gọi của chủ hay dù có ầm ĩ thế nào vẫn ngủ ngon lành nhưng chúng có một thính giác rất nhạy bén. Thính giác của mèo nhạy bén gấp đôi loài chó, trong khi đó, loài chó có thính giác tốt hơn so với con người gấp 5 lần.
Loài mèo có thể nghe được tần số cao trong tiếng gọi siêu âm của một số loài động vật có vú nhỏ. Thính giác của mèo cho phép chúng nghe được những tần số âm thanh lên tới 45-64 Khz. Không chỉ đáng nể về thính giác, tai của mèo còn dễ dàng xoay được 180 độ. Nguyên nhân là bởi tai của chúng có tới 30 cơ ở mỗi bên, trong khi đó, tai người chỉ có 3 cơ và 3 xương nhỏ nhất cơ thể.
6. Dơi
Dơi là một trong những loài được đánh giá là có đôi tai thính nhất trong thế giới các loài động vật có vú. Chúng có thể nghe được âm thanh trong 2,000 đến 110,000 Hz. Dơi xác định đường bay nhờ vào tai. Miệng của chúng tương tự như một thiết bị phát sóng siêu âm. Trên đường bay, cứ cách quãng, một khoảng thời gian chúng sẽ phát ra sóng siêu âm một lần.
Sóng siêu âm gặp vật cản sẽ phản xạ trở lại. Tai của chúng giống như một thiết bị bắt sóng siêu âm cực nhạy. Dơi dùng sóng siêu âm để phân biệt xem con mồi có thể ăn được hay không. Nhờ vào khả năng nghe tuyệt vời này, dơi có thể săn mồi dễ dàng.
*Bài viết được tổng hợp từ Nature, Wildlife Sound, NatGeo.