(Tổ Quốc) -Thuật ngữ "thu phí" hay "thu giá" có lẽ đã được Chủ tịch Quốc hội kết lại tại phiên chất vấn Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải (sáng 4/06). Vậy nhưng, câu hỏi đặt ra là dù có mang tên gọi gì, thì chốt lại vẫn thu. Bất cập trạm BOT không đặt đúng chỗ vẫn tiếp tục ?!
- 02.06.2018 Thủ tướng yêu cầu không gọi là “trạm thu giá”
- 04.06.2018 Chủ tịch Quốc hội: Thu giá BOT- Bộ Giao thông cứ trả lại tên cũ
- 04.06.2018 Các ĐBQH liên tục giơ biển phản bác về BOT với Bộ trưởng Giao thông
- 04.06.2018 “Bộ trưởng không đủ sức nhận trách nhiệm về tai nạn giao thông đường sắt”
- 04.06.2018 ĐBQH nhận xét phiên chất vấn Bộ trưởng Giao thông: Trả lời trực diện nhưng chưa thể hài lòng
- 04.06.2018 Chốt phiên chất vấn BOT: Chỉ đầu tư BOT trên các tuyến đường mới, không đầu tư trên tuyến độc đạo
- 05.06.2018 Trạm thu giá sẽ trở về trạm thu phí và “chốt lại vẫn thu”
Thời gian qua, câu chuyện “thu phí, thu giá” đã thực sự nóng không chỉ trong nghị trường mà còn lan rộng ra toàn xã hội. Người ta bàn luận sôi nổi về việc nên gọi là “ thu giá” hay “ thu phí”. Có lẽ, chưa bao giờ dư luận cử tri cả nước lại sôi nổi và hào hứng tranh luận đến như vậy. Trên khắp các diễn đàn, các trang báo, người người vào bình luận, nhà nhà vào chế ảnh về các trạm “thu giá”.
Một làn sóng phản đối cách dùng từ, không chỉ nghe chói tai mà hoàn toàn vô nghĩa khắp cả nước. Hãy đưa cặp “song trùng” ‘PHÍ và GIÁ để so nghĩa, nếu đặt từ “TRẢ” trước hai từ trên tức “trả phí” và “trả giá”, hai nghĩa hoàn toàn khác nhau và đưa đến cách hiểu có thể làm người qua trạm không cần trả phí.
Mặc dù ngày sau đó, Thủ trưởng ngành Giao thông Vận Tải – Nguyễn Văn Thể, đã “đăng đàn” giải thích, cắt nghĩa, phân tích một cách chi tiết và cụ thể về thuật ngữ “Thu phí” , “Thu giá”. Tuy nhiên, làn sóng phản đối và dư luận của cử chi cả nước vẫn chưa hết “sôi sục”.
Tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 5 mới đây, vấn đề này, một lần nữa được đưa ra nghị bàn. Theo đó, Thủ Tướng Chính Phủ Nguyễn Xuân Phúc đã yêu cầu Bộ Giao thông vận tải tiếp thu ý kiến của các cơ quan chức năng và nhân dân, tiếp tục nghiên cứu thêm tên gọi cho trạm thu phí giao thông BOT cho phù hợp, nhưng không sử dụng tên “Trạm Thu giá”.
Mặc dù Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có ý kiến chỉ đạo về vấn đề này, nhưng cho đến tận phiên chất vấn của Bộ trưởng Bộ Giao Thông Vận tải Nguyễn Văn Thể tại Quốc hội vẫn nhận được sự quan tâm lớn từ cử tri cả nước, trong đó có vấn đề "thu giá" và "thu phí".
Phần trả lời chất vấn của Bộ trưởng Bộ Giao Thông Vận tải Nguyễn Văn Thể chưa như mong đợi của cử chi. Ảnh Internet |
Ở phiên trả lời chất vấn này, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể đã có phần giải trình 5 phút trước Quốc hội, ông Nguyễn Văn Thể xin nhận trách nhiệm trước Đảng, Nhà nước, nhân dân và sẽ cố gắng thực hiện tốt chủ trương của Đảng và Nhà nước để hoàn thiện hạ tầng giao thông, tổ chức vận tải, đảm bảo an toàn giao thông, đặc biệt là vận hành các dự án BOT tốt nhất.
Tư lệnh ngành Giao thông cho biết, tiếp thu ý kiến của cử tri, chỉ đạo của Thủ tướng, Bộ Giao thông Vận tải đã chỉ đạo rà soát và hiện đang trình với Chính phủ để thay đổi tên gọi trạm thu phí BOT bằng một tên mới phù hợp với luật và các yêu cầu.
“Chúng tôi rất cám ơn dư luận xã hội, đại biểu Quốc hội đã hết sức quan tâm trong thời gian vừa qua và chúng tôi cũng khẳng định sớm báo cáo Chính phủ để có cái tên mới phù hợp với thực tiễn”, ông Thể nói. Ngay khi nghe Bộ trưởng Thể “nói vậy”, với vai trò điều hành phiên chất vấn, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã lên tiếng để “kết lại” vấn đề này.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho rằng, Bộ GTVT không cần nghiên cứu thêm. “Tôi thấy cứ trả về tên cũ là được, bây giờ đợi trình Chính phủ thì lâu lắm. Cái tên cũ thì cứ lấy lại thôi”, Chủ tịch Quốc hội nói.
Với ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân như trên, câu chuyện nóng suốt thời gian quan xung quanh thuật ngữ “thu giá”, “thu phí” có lẽ sẽ được kết lại. Câu chuyện tưởng chừng đã đến hồi kết nhưng kỳ thực lại chưa thể kết.
Ngay sau phiên chất vấn của Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể, nhiều đại biểu, nhiều cư chi đã bình luận rằng: Bộ trưởng Thể đã trả lời thẳng thắn, đã cơ bản làm rõ những khó khăn, vướng mắc trong lĩnh vực Bộ Giao thông Vận tải phụ trách….Tuy nhiên, vẫn chưa thực sự làm hài lòng cử chi. Câu chuyện không đi đường vẫn phải đóng phí vẫn tiếp diễn.
Nhiều cử tri và đại biểu Quốc hội rằng, vấn đề không nằm ở thuật ngữ “thu phí” hay “thu giá” mà ở những bất cập của ngành giao thông, đặc biệt trong việc đặt các trạm BOT chưa hợp lý. Điều này đã được cử tri cả nước phản ánh nhưng chưa được giải quyết, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể cũng chưa đưa ra được giải pháp cụ thể. Thuật ngữ "thu phí" hay "thu giá" chốt lại vẫn thu. Rõ ràng, người đứng đầu của ngành Giao thông vẫn chưa giải quyết được chuyện đảm bảo sự công bằng, hài hòa giữa lợi ích nhà nước, của người dân và của nhà đầu tư nước .
Về điều này, Tiến sĩ Nguyễn Sĩ Dũng - nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội phân tích: Để giải quyết được những vấn đề quản lý và vận hành các dự án BOT thì cần phải giải quyết bằng vấn đề thể chế. Không thể bắt người dân đóng hàng nghàn tỷ thuế bảo trì đường bộ hàng năm rồi, nhưng vẫn phải đóng BOT trên chính con đường mà dân đã bỏ tiền để bảo trì. Chúng ta vẫn quan niệm phí bảo trì đường bộ không đủ, nhưng chưa khi nào chứng minh nó chưa đủ.
Tiến sĩ Nguyễn Sĩ Dũng - nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội . Ảnh Internet |
Tiến sĩ Nguyễn Sĩ Dũng cũng cho rằng, đằng nào người dân cũng phải đóng thì nên tăng phí bảo trì đường bộ chứ không phải là thu phí bảo trì đường bộ rồi lại thu phí BOT. Đó là vấn đề thể chế phải quyết, Tiến sĩ Nguyễn Tiến Dũng nhấn mạnh. Cũng theo Tiến sĩ Dũng, để làm được điều này, “Bộ Giao thông phải đưa ra các kiến nghị của mình, trình lên Chính phủ, Chính phủ rồi tranh luận ý kiến xã hội, thì lúc ấy trình sang Quốc hội, nó phải đi theo quy trình lập pháp rõ ràng để có những sửa chữa về thể chế. Không sửa thế chế, không xử lý được”.
Vi Phong