(Tổ Quốc) - Pháp, là một quốc gia Ấn Độ-Thái Bình Dương, cũng có lợi ích ở Biển Đông.
- 08.07.2016 Kịch bản Biển Đông sau ngày 12/7
- 12.07.2016 Vụ kiện Biển Đông: Phán quyết là phép thử
- 13.07.2016 Phán quyết của tòa PCA có ý nghĩa lịch sử
- 15.07.2016 Không quốc gia nào có thể đứng trên luật quốc tế
Chiến lược mạnh mẽ tìm kiếm lãnh thổ của Trung Quốc tại Biển Đông đã khiến tuyến đường thương mại quốc tế bận rộn này trở thành một trong những điểm bất ổn nhất trên thế giới.
Những nỗ lực của quốc tế, được dẫn đầu bởi Mỹ để bảo vệ tự do hàng hải theo Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS), nhằm ngăn chặn toàn bộ Biển Đông trở thành một khu vực độc quyền của Trung Quốc, vừa được tiếp thêm động lực sau phán quyết ngày 12/7 của Tòa trọng tài thường trực PCA.
Trước sự ngạc nhiên của nhiều người, một cường quốc châu Âu dường như không liên quan, Pháp, trước đó đã công bố ý định phối hợp các lực lượng hải quân của Liên minh châu Âu EU để thực hiện hoạt động tự do hàng hải FONOP ở Biển Đông.
Vào ngày 5/6, tại Đối thoại Shangri-la ở Singapore, Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Jean-Yves Le Drian đã đề cập đến sáng kiến thực hiện hoạt động tuần tra chung của EU tại "các khu vực hàng hải ở châu Á" và triển khai một "sự hiện diện thường xuyên và cụ thể".
Tàu chiến của Hải quân Pháp. (Nguồn: France Marine Nationale) |
Tín hiệu từ Pháp
Mặc dù Trung Quốc không được đề cập trong bài phát biểu của Le Drian, sáng kiến của Pháp thường được hiểu là một tin xấu đối với Bắc Kinh, nước đã bị kích thích bởi những gì mà họ coi là "sự can thiệp bên ngoài "của Hoa Kỳ và các đồng minh đối với “lãnh thổ lịch sử” của Trung Quốc với các nước giáp biển Đông.
Từ một quan điểm chiến lược chặt chẽ, kế hoạch mà Pháp công bố sẽ không có tác động quyết định đến tình hình ở Biển Đông do sự hiện diện quân sự của Pháp tại khu vực còn bị hạn chế. Tuy nhiên, tác động chiến lược có thể là, sáng kiến của Pháp hứa hẹn sẽ tăng cường sự cân nhắc nhiều hơn trên mặt trận ngoại giao, gia tăng áp lực đáng kể đối với Trung Quốc trong vấn đề này.
Phạm vi tác động ngoại giao của động thái này, đặc biệt là sau phán quyết vừa qua của PCA có thể tiếp tục làm suy yếu vị thế của Trung Quốc bởi đã khẳng định vị thế của châu Âu như một áp lực trong cộng đồng quốc tế và buộc Bắc Kinh tôn trọng các nguyên tắc của pháp luật.
Tại sao là Pháp và EU?
Trên thực tế, sáng kiến của Pháp xuất phát từ một mối quan ngại gia tăng ở châu Âu rằng việc Trung Quốc tăng cường hiện diện ở Biển Đông và sự bác bỏ phán quyết của PCA của Bắc Kinh sẽ dấy lên một vấn đề nghiêm trọng đối với trật tự thống trị toàn cầu và nguyên tắc của pháp luật, điều có nhiều hậu quả đã vượt ra ngoài phạm vi Đông Nam Á.
Mối quan ngại này, được thể hiện trong tuyên bố ngày 11/3 của Đại diện ngoại giao cấp cao EU, cũng như được lặp lại trong thông cáo của hội nghị thượng đỉnh G7 tháng 6 ở Nhật Bản và được đề cập trong nhiều báo cáo khác nhau của các quan chức và học giả châu Âu.
Bên cạnh đó, phán quyết của PCA được công bố trùng vào thời điểm mở đầu của Hội nghị thượng đỉnh Trung Quốc – EU 2016 tại Bắc Kinh.
Điều này đã cho phép Chủ tịch EU Donald Tusk nhấn mạnh trên phương diện ngoại giao với nước chủ nhà Trung Quốc rằng, về vấn đề Biển Đông, "trật tự quốc tế dựa trên luật pháp là mối quan tâm chung của chúng ta và cả Trung Quốc và EU phải bảo vệ nó." Đại diện cấp cao phụ trách chính sách an ninh và đối ngoại của EU, bà Federica Mogherin cũng kêu gọi "tất cả các bên phải tôn trọng các phán quyết pháp lý và thực hiện UNCLOS bao gồm tự do hàng hải."
Như ông Le Drian đã nói trong bài phát biểu tại Đối thoại Shangri-La, nếu pháp luật và quy định tự do hàng hải không được tôn trọng ngay lúc này và tại đây ở Biển Đông thì ngày mai, những điều này sẽ bị đe dọa ở những nơi khác trên thế giới, bao gồm ngay tại và xung quanh châu Âu.
Vì vậy, Pháp nhận thấy một nhu cầu cấp thiết để nhấn mạnh mối quan ngại chung của EU bằng hành động cụ thể thông qua việc đề nghị thực hiện FONOP tại Biển Đông.
Các mục tiêu thương mại hay là động cơ dựa trên nguyên tắc?
Không thể phủ nhận rằng một số người hoài nghi nhìn thấy nhiều động cơ khác nhau từ sáng kiến của Pháp. Trong mắt họ, quốc gia lớn thứ 5 về xuất khẩu vũ khí trên thế giới có thể nhìn thấy một cơ hội khi nhu cầu tăng cao về các thiết bị quốc phòng mới ở khu vực này do sự lo lắng và bất ổn đang gia tăng trước một Trung Quốc ngày càng mạnh mẽ.
Sự hiện diện gia tăng của Trung Quốc đang đẩy các nước trong khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương vào một cuộc chạy đua hiện đại hóa kho vũ khí. Điều này có nghĩa là Pháp đang có nhu cầu để tăng sự hiện diện trong khu vực nhằm tiếp cận một thị trường đầy hứa hẹn.
Tuy nhiên, dựa trên sự quan ngại của Pháp, có thể nhận thấy một động lực có tính nguyên tắc đằng sau sáng kiến của nước này về Biển Đông.
Pháp có lịch sử đáng ghi nhận về việc duy trì công lý quốc tế, thậm chí dù phải trả bằng lợi ích kinh tế riêng của mình. Điều này được thể hiện trong vụ năm 2003 khi Pháp đã bất chấp sự phẫn nộ tức giận của Hoa Kỳ, đồng minh lâu đời nhất và là đối tác thương mại lớn, bằng việc dẫn đầu lực lượng quốc tế chống lại cuộc chiến tại Iraq.
Và hiện nay, phán quyết của PCA đã cho Pháp một động lực mới để một lần nữa đứng lên bảo vệ công lý quốc tế ở Biển Đông, bởi vì điều này cũng có nghĩa là bảo vệ luật pháp ở những nơi khác.
Tuy nhiên, tại thời điểm hiện tại, dù Hải quân Pháp tiếp tục hiện diện ở vùng biển Đông, triển vọng của một đội tàu EU tuần tra tại đây có thể vẫn còn một chặng đường dài đi, điều sẽ đặt ra nhiều cuộc khủng hoảng và chia rẽ tại châu Âu, đặc biệt là sau Brexit. Dù vậy, là một thành viên sáng lập EU tích cực nhất trong việc thúc đẩy chính sách phòng thủ chung, Pháp là nước thích hợp nhất để điều phối một hoạt động như trên giữa các thành viên EU.
Liệu Pháp sẽ tập trung vào vai trò bảo vệ luật pháp quốc tế, tại thời điểm này là về Biển Đông? Hoặc, như các nhà phê bình đã nghi ngờ, nước Pháp đang dành lấy một vị trí với hi vọng thu được nhiều lợi ích trong tương lai khi kinh tế châu Á-Thái Bình Dương bùng nổ?
Có thể là cả hai…
(Theo The Diplomat)